Cây Gáo Trắng
Tên phổ thông : Gáo Trắng
Tên khoa học : Neolamarckia cadamba
Họ thực vật : Rubiaceae (Cà phê)
Nguồn gốc xuất xứ : vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Nam Trung Hoa, Nam Á, Đông Nam Á tới vùng đảo Papua
Phân bổ ở Việt Nam : Rộng khắp
A. Đặc điểm hình thái:
Thân, tán, lá: Cây thuộc nhóm gỗ lớn, trong tự nhiên có thể cao tới 30–45 m, thuộc tầng cây vượt tán rừng. Thân cây thuộc nhóm thân đơn trục, có các cành nhánh đâm ngang. Vỏ thân cây màu xám, gỗ giác màu trắng, gỗ lõi màu cam nhạt. Lá cây có phiến hình bầu dục dài 13–32 cm (5,1–12,6 in), đầu lá có mũi nhọn, đuôi lá có thể tròn hoặc tà. Mặt dưới lá có lớp lông mịn.
Hoa, quả, hạt: Cây thường bắt đầu ra hoa khi 3-4 năm tuổi. Hoa mọc ở đầu cành nhánh, có mùi thơm, màu từ đỏ tới cam. Quả dạng phức kép hình cầu đường kính 2-4,5 cm.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: nhanh
Gáo Trắng là loài có ý nghĩa lâm học, được quan tâm nghiên cứu như là loài thúc đẩy quá trình tái sinh lỗ trống rừng mưa nhiệt đới, phục hồi rừng thứ sinh nghèo kiệt từ giai đoạn diễn thế rừng thảm lau sậy, tre nứa. Có thể trồng ở vùng ven bán ngập của các hồ thủy điện, tăng sinh khối gỗ cho mô hình trồng rừng kết hợp tre-gỗ. Tuy nhiên hạn chế dùng cây làm cây xanh đô thị do sinh trưởng loài nhanh, gỗ mềm dễ gãy đổ.
Gỗ Gáo Trắng có tính chất cơ học không cao, có thể dễ dàng gia công cắt gọt, dùng đóng các vật gia dụng sau khi được xử lý bảo quản.